Logistics Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức từ EVFTA

07/10/2020
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để ngành Logictics của Việt Nam có thể hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do này trước sự đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát quốc tế để mọi hàng hóa của EU.
Theo Goldman Sachs, châu Á đang ở vị trí thuận lợi để phục hồi kinh tế so với phần còn lại của thế giới vì khu vực này gần như đã kiểm soát thành công dịch Covid-19.
Theo Goldman Sachs, châu Á đang ở vị trí thuận lợi để phục hồi kinh tế so với phần còn lại của thế giới vì khu vực này gần như đã kiểm soát thành công dịch Covid-19.

Chuyển động kinh tế, tài chính 

# Các dữ liệu mới cho thấy bức tranh ảm đạm về thị trường lao động Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới khi tốc độ tăng trưởng việc làm mới suy giảm và làn sóng sa thải vĩnh viễn đang tăng cao. Hoa Kỳ có thể mất nhiều năm mới có thể khôi phục được thị trường lao động sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. 

Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế cấp cao của Goldman Sachs, châu Á lại đang ở vị trí thuận lợi để phục hồi kinh tế so với phần còn lại của thế giới khi gần như kiểm soát thành công dịch Covid-19. 

Tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới Microsoft vừa công bố đã đạt được thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử mà họ đầu tư vào Hy lạp trong 28 năm qua với giá trị lên tới 1 tỷ euro – tương đương 1,17 tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng lưu trữ điện toán đám mây tại Hy Lạp.

# Tính đến tháng 9/2020 cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng dự báo trong quý IV/2020, thị trường lao động sẽ phục hồi nhanh. 

Dù nền kinh tế bị tác động tiêu cực sau thời gian dài ứng phó với đại dịch Covid-19 song tờ Asia Times nhận định, Việt Nam là một ngoại lệ với mức tăng trưởng ấn tượng. Đây là một điều gần như không thể đối với không ít quốc gia đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. 

# Điện mặt trời áp mái tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư tại khu vực phía Nam bất chấp đại dịch Covid - 19 vốn đang gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực. Hiện nhiều công ty thành viên thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam đã vượt 100% kế hoạch cả năm 2020 về phát triển điện mặt trời áp mái. 

Đối với ngành nông nghiệp, Bộ NN-PTNT đánh giá, xuất khẩu ngành chắc chắn đạt trên 40 tỷ USD. Riêng trong quý III, GDP ngành nông nghiệp tăng trưởng gần 3% và sau 9 tháng, đã có 6 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 2 tỷ USD. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành phía Hoa Kỳ và EU để làm sao làm cho những thủ tục về kiểm dịch 2 bên để trở lại trở nên ngày càng thông thoáng và theo đúng thông lệ quốc tế. 

Thông tin chứng khoán

Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản ngày 9/7/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản ngày 9/7/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

# Chứng khoán châu Á đi lên trong chiều 6/10, khi nhu cầu đối với các tài sản rủi ro lên cao hơn do triển vọng về gói kích thích mới tại Mỹ đang trở nên “sáng sủa” hơn. Đặc biệt, chỉ số các sàn Taipei, Bangkok và Jakarta tiến hơn 1%. 

Phiên giao dịch trong nước ngày 6/10 khép lại với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 0,11% lên 915 điểm; HNX-Index tăng 0,43% lên 137 điểm và UPCom-Index tăng 1,74% lên 63 điểm.

Điểm nhấn trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu penny do dòng tiền chảy vào mạnh. Trong đó, ITA kết phiên tại mức giá trần 4.940 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 31,9 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, FLC tăng 6,58% lên sát trần 4.050 đồng/CP và khớp 30,37 triệu đơn vị. 

Một trong những điểm đáng chú ý khác là TCH. Mới đây, TCH công bố doanh số xe đầu kéo Navsitar trong quý III đang có đà tăng trưởng mạnh trên 100%, so với quý liền trước. Thông tin tích cực này đã giúp cổ phiếu TCH tăng mạnh +2,1% lên mức giá cao nhất ngày 21.550 đồng/CP cùng thanh khoản tăng vọt, đạt gần 13 triệu đơn vị khớp lệnh.

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay nhưng áp lực đã giảm đáng kể, chỉ còn hơn 110 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại tập trung vào VNM, CTG, VIC…

Ngành Logistics của Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức từ EVFTA

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều cơ hội xuất khẩu đang mở ra cho các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông sản, đồ gỗ. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để ngành Logictics của Việt Nam có thể hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) trước sự đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát quốc tế để mọi hàng hóa của EU. 

Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới, các thành phần và tỷ lệ của các thành phần trong Tổng chi phí logistics của Việt Nam bao gồm: Chi phí vận tải chiếm 60% tổng chi phí logistics; Chi phí tồn kho và Chi phí quản lý 40%.

Ông Nguyễn Tuấn Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần vận tải và Thương mại đường sắt (RATRACO) chỉ ra những nguyên nhân chính đẩy chi phí vận tải trong hoạt động logistics ở Việt Nam lên cao: Thách thức lớn nhất của vận tải Logistics Việt Nam là do khó khăn về cơ sở hạ tầng. Đây là khó khăn chung khiến các doanh nghiệp lo lắng. Tiếp đó là khó khăn về quy mô doanh nghiệp, quy mô vốn, trình độ quản lý và đặc biệt là các chi phí “mềm”. Hiện nay các doanh nghiệp Logistics nước ngoài rất lớn. Họ có đủ công nghệ, kinh nghiệm và quy mô để có thể cạnh tranh, gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ta.

Nếu khắc phục được những hạn chế nêu trên, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và tăng tính kết nối của phương tiện thì sẽ giảm chi phí vận tải; nâng cao được chất lượng dịch vụ logistics.

Ông Đào Trọng Khoa, phó chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ Logistic cho rằng, để nâng cao năng lực của ngành Logistics thì việc chuyển đổi số là không thể trì hoãn: Việc cải thiện năng lực của nhà cung cấp dịch vụ việc cần thiết, trong đó thì việc ứng dụng khoa học công nghệ ứng dụng số hóa vào các quy trình hoạt động vấn đề cần được ưu tiên sớm nhất. 

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để có thể chiếm lĩnh thị trường mới cần được đảm bảo tốt hơn về bảo quản, vận chuyển, đặc biệt là nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ - là những mặt hàng dễ bị thay đổi chất lượng do ngoại cảnh. Do vậy, theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, song song với việc chuyển đổi số thì quan trọng là phải đưa các doanh nghiệp vào trong guồng chuyển đổi đó. 

Dù có chuyển đổi số trên toàn cảnh thì doanh nghiệp của chúng ta cũng không nằm trong guồng máy đó nên chúng ta phải đưa việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin cũng như số hóa các dữ liệu của doanh nghiệp của chúng ta phục vụ khách hàng như thế nào và chúng ta quản lý những thông tin đó thì việc chuyển đổi số của chúng ta mới thành công và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.